3 NGUỒN CHÍNH GÂY RA Ô NHIỄM NHỰA Ở BIỂN
Đại dương là hệ sinh thái lớn nhất, sinh động nhất trên Trái Đất, chứa hàng chục ngàn loài và sản sinh một nửa lượng oxy chúng ta hít thở. Đáng buồn thay, đại dương cũng là những hệ sinh thái bị đe doạ nhất, bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa gây nguy hiểm không chỉ đến cuộc sống ở biển cả mà còn đến chúng ta trên đất liền. Các nhà khoa học ước tính mỗi năm có hơn tám triệu tấn nhựa thải ra đại dương. Đây là một con số đáng kinh ngạc khiến bạn phải suy ngẫm. Vậy trong tám triệu tấn đó là các loại nhựa gì?
NHỰA CÔNG NGHIỆP: Công nghiệp đóng vai trò rất to lớn trong vấn đề nhựa. Kể từ khi ra đời, hơn 8 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất trên toàn cầu. Đó là lý do tại sao adidas luôn tìm kiếm những cách để giảm thiểu lượng nhựa thải ra.
VI NHỰA: Một trong những loại ô nhiễm tồi tệ nhất lại không thấy được. Nhựa phân huỷ thành những mảnh vi nhựa nhỏ bé trôi ra đại dương, ảnh hưởng đến sinh vật biển và cuối cùng là xuất hiện trên bàn ăn của chúng ta. Ước tính có 1,4 triệu tỷ sợi vi nhựa trong các đại dương từ quá trình giặt quần áo.
NHỰA TIÊU DÙNG: Đây chính là nguồn bạn đã tiếp tay vào. Nhựa tiêu dùng là loại chất thải chúng ta sử dụng hàng ngày: chai, túi xách, ống hút, hộp đựng đồ ăn và nhiều vật dụng khác. Một chiếc túi nhựa có "vòng đời" trung bình chỉ trong vòng 12 phút, để rồi sau khi bị vứt đi, chiếc túi này có thể mất đến 1.000 năm để phân hủy. Trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 1 nghìn tỷ chiếc túi nhựa sử dụng một lần và dưới 1% trong số đó đã được tái chế. Hàng triệu chiếc túi khác trôi dạt ra đại dương.
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BẢO VỆ ĐẠI DƯƠNG
Mối đe doạ trực tiếp từ ô nhiễm nhựa là tất cả những loài vật trú ngụ tại đại dương.
Nhưng đời sống dưới biển không phải là nạn nhân duy nhất bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do con người tạo ra. Các loại nhựa ăn mòn như polystyrene (Styrofoam) được biết là sẽ thải ra các chất độc có hại khi chúng bị vỡ thành những mảnh nhỏ hơn dưới đại dương. Kết quả là thuỷ ngân và các chất gây ô nhiễm đáng báo động khác đã được phát hiện trong hải sản với nồng độ cao hơn. Mức độ nguy cơ đối với an toàn thực phẩm vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng ta biết rằng thuỷ ngân có thể gây ra những vấn đề lớn cho sức khỏe con người, từ tổn thương nội tạng đến các vấn đề phát triển ở trẻ em.
Nghiên cứu mới cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa rác nhựa biển và biến đổi khí hậu. Khi các chất thải trôi nổi trên đại dương, mất hàng trăm năm để phân huỷ, các chất này thải ra những loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Những chất khí này, bao gồm metan và ethylene, được cho là nguyên nhân chính gây suy thoái khí quyển Trái Đất.
May mắn thay, có những biện pháp chúng ta có thể áp dụng để bắt đầu tái thiết đại dương. Trong thời buổi giãn cách xã hội, những thay đổi về lối sống này có thể có tác động hạn chế, nhưng nếu tất cả chúng ta cùng góp phần, thì chúng ta có thể thực sự tạo ra sự khác biệt.
BƯỚC 1: MANG THEO TÚI RIÊNG
Chỉ một túi nhựa trôi ra đại dương có thể gây hại nghiêm trọng cho nhiều sinh vật biển. Đó là vì những chiếc túi ít sử dụng này trông giống như thức ăn cho động vật dưới đại dương và có thể gây tắc nghẽn dẫn đến tử vong khi nuốt phải. Điều đặc biệt đáng lo ngại là những chiếc túi nhựa cần nhiều thời gian để phân huỷ đến nỗi sau khi phân huỷ, một con vật chết có thể thải lại túi nhựa bên trong ra ngoài nước cho một loài vật khác ăn. Lần tới khi đi mua sắm, hãy mang theo túi tái sử dụng của riêng bạn.
BƯỚC 2: CẤM SỬ DỤNG BÓNG BAY
Dù chúng tôi không muốn làm mất vui, nhưng bóng bay đặc biệt nguy hiểm đối với sinh vật biển. Những quả bóng thoát khỏi tay chúng ta có thể sẽ trôi xuống cống rãnh. Thay vào đó, hãy thử chơi piñata. Đây là sản phẩm có thể tái chế và thú vị hơn nhiều.
BƯỚC 3: KHÔNG SỬ DỤNG BAO BÌ
Bao bì sử dụng một lần đang tràn lan trong ngành công nghiệp thực phẩm. May mắn thay, các lựa chọn thay thế không bao bì hiện đang được áp dụng trong mọi thứ từ bánh nướng đến xà phòng rửa tay. Hãy mua hàng tại chợ nông sản hay cửa hàng xanh tại nơi bạn sống, những nơi có nỗ lực phối hợp nhằm mang đến các giải pháp thay thế bền vững. Nếu bạn mua sắm tại một siêu thị truyền thống, hãy cân nhắc việc mua các sản phẩm có bao bì tái chế.
BƯỚC 4: MUA SẮM CÓ TRÁCH NHIỆM
Mặc dù xu hướng trên thế giới đang hướng tới hành vi tiêu dùng có ý thức về môi trường hơn, nhiều công ty vẫn sử dụng nhựa nguyên sinh, đây là loại nhựa mới chưa từng được sử dụng hoặc xử lý trước đó. Tại adidas, chúng tôi đã hợp tác với tổ chức môi trường Parley for the Oceans để tạo ra một dòng giày và trang phục làm từ rác thải tái sử dụng và tái chế nâng cấp từ các vùng ven biển.
BƯỚC 5: NGHĨ VỀ THỰC PHẨM TIÊU THỤ
Vì có kích thước nhỏ, các hạt vi nhựa có thể dễ dàng tìm đường vào chế độ ăn của các loài động vật hoang dã ở đại dương. Khoa học vẫn chưa xác định được mối đe dọa này có thể ảnh hưởng xấu đến con người như thế nào, nhưng nếu bạn là người thích ăn hải sản, bạn có thể vô tình ăn hàng nghìn miếng vi nhựa mỗi năm – một ý nghĩ khá khó chịu và chắc chắn đủ để khiến bạn thay đổi suy nghĩ về việc sử dụng các sản phẩm chứa đầy hạt vi nhựa.
BƯỚC 6: M.T.B.N.R (MANG THEO BÌNH NƯỚC RIÊNG)
91% tất cả nhựa trên toàn thế giới không được tái chế. Điều này kết hợp với thực tế là lượng tiêu thụ bình nước hàng năm dự báo sẽ đạt nửa nghìn tỷ vào năm 2021, có nghĩa là bạn nên bỏ sử dụng loại sản phẩm nhựa này hoàn toàn. Thay vào đó, hãy sử dụng bình nhôm hoặc bình nhựa tái sử dụng.
BƯỚC 7: RUN FOR THE OCEANS
Bạn muốn có được vóc dáng cân đối mà vẫn đảm bảo không thải thêm nhựa ra đại dương? Hãy tham gia chiến dịch Run For The Oceans từ ngày 28/05 – 08/06/2021. Đây là một phong trào toàn cầu lấy việc tập thể dục làm giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa biển. Cho đến nay, hơn 3 triệu người đã tham gia Run For The Oceans, tích luỹ số km chạy được trên ứng dụng adidas Running để quyên góp tiền và nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa biển. Năm nay, chúng tôi tiếp tục hợp tác với Parley để tổ chức chạy bộ nhằm hướng tới chấm dứt rác thải nhựa và bảo vệ các đại dương.